Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Chữa bệnh gút bằng bài thuốc nam

Gút (Gout) là một bệnh lý rối loạn chuyển hoá chất purin làm tăng lượng Acid uric trong máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối Urát tại khớp gây viêm khớp. Biểu hiện lâm sàng đặc trưng của người bị mắc gút là sưng tấy, nóng, đỏ, đau dữ dội tại một hay nhiều khớp. Tỉ lệ mắc bệnh gút ở nam giới cao hơn nữ giới. Xin giới thiệu đến bạn đọc một bài thuốc chữa bệnh Gút hiệu quả.


Thuoc nam chua benh gut
Người bệnh gút bên kiêng các loại thịt đỏ

Thuốc được bào chế hoàn toàn từ những cây thảo dược rất dễ kiếm trong vườn tược, đồi núi, thậm chí ngay bên vỉa hè lề đường. Bài thuốc chữa trị bệnh gút mãn tính gồm 12 loại thảo dược có tên sau: Cam thảo đất, táo mèo, vỏ bưởi, hạt chuối sứ, củ ráy tía, củ sơn thục, củ khúc khắc, lá lốt, dây tơ hồng, cà gai leo, củ tỏi đỏ và cây bồ công anh.

Tác dụng chung của những vị thuốc này là chống viêm và bài trừ thấp khớp. Ngoài ra thuốc còn có chức năng bồi bổ khí huyết, từ đó sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng. Người bị gút biểu hiện rõ nhất ở việc đau các khớp chân, tay. Chính vì vậy công dụng cơ bản của bài thuốc chính là kháng viêm khớp, giúp lợi gân cốt.

Cách thức sử dụng bài thuốc rất đơn giản. Đó là đem phơi khô rồi sắc lấy nước uống, liều lượng mỗi vị 8 gam, mỗi ngày sắc một thang và uống đều sau bữa ăn. Sắc một lít nước, đến khi còn lại nửa lít là được, hoặc đổ vào 3 chén nước lấy lại hơn một chén để uống. Ngoài ra có thể xay mịn thuốc rồi cho vào ấm chế nước uống như pha trà. Mỗi ngày uống từ 3 - 4 ấm là tốt nhất.

Thuốc nam cho tác dụng từ từ chứ không thể “uống ngày trước, ngày sau lành bệnh” nên đòi hỏi bệnh nhân phải kiên trì điều trị. Thông thường bệnh nhân uống thuốc trong vòng 1 - 2 tháng sẽ cho kết quả khả quan như vận động chân tay ít đau, khớp xương không bị sưng tấy.

Điều cần lưu ý đối với bệnh nhân điều trị gút là tuyệt đối kiêng tránh những thức ăn như thịt chó (thịt cầy), đồ hải sản, thịt đỏ (như thịt bò) và nội tạng động vật bởi những thực phẩm này chứa hàm lượng đạm cao, gây nguy cơ mắc bệnh. Thay vào đó người bệnh nên ăn nhiều rau quả, tăng cường uống nước và vận động nhẹ tuỳ theo sức khoẻ bản thân để khí huyết lưu thông đều đặn.

Nếu có điều kiện người bệnh có thể kết hợp thêm điều trị bằng phương thức châm cứu, mát xa các huyệt đạo bởi các phương pháp hỗ trợ này sẽ có tác dụng điều chỉnh khí huyết, bổ huyết, từ đó ắt bệnh tật sẽ tự nhiên mà thuyên giảm.

Nói về ưu điểm của phương pháp chữa trị bệnh bằng 12 loại thảo dược này là thuốc hoàn toàn không cho tác dụng phụ, hiệu quả chữa trị tuy “chậm mà chắc”. Đó là chưa kể đến lợi ích kinh tế bởi không phải ai đều có đủ điều kiện mua các loại thuốc Tây y vốn rất đắt đỏ.

Người bị bệnh gout phải thực hiện nghiêm ngặt chế độ ăn:

- Kiêng tuyệt đối những thực phẩm giàu đạm có gốc Purin như : Hải sản, các loại thịt có màu đỏ như: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc…; Trứng gia cầm nói chung, nhất là các loại trứng đang phát triển thành phôi như trứng vịt lộn…

- Giảm bớt những thực phẩm giàu đạm khác trong khẩu phần ăn như :

+ Đạm động vật nói chung như: Thịt lợn, thịt gà, thịt vịt…; Cá và các loại thủy sản như: lươn, cua, ốc, ếch…

+ Đạm thực vật: Đậu hạt nói chung nhất là các loại đậu ăn cả hạt như : đậu Hà Lan, đậu trắng, đậu đỏ, đậu xanh…,Các chế phẩm từ đậu nành như : Đậu phụ, sữa đầu nành, tào phớ… nhìn chung ít làm tăng acid uric hơn các loại đậu chưa chế biến.

- Kiêng tất cả các loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như : Măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá, bạc hà (dọc mùng) vì sẽ làm gia tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.

- Giảm các thực phẩm giàu chất béo no như : Mỡ, da động vật, thức ăn chiên, quay, thực phẩm chế biến với các chất béo no như: Mì tôm, thức ăn nhanh.

- Tuyệt đối không uống bất kỳ một dạng chất cồn nào như : Rượu, bia, cơm rượu, nếp than… Hạn chế đồ uống có gaz, nước uống ngọt nhiều đường vì sẽ làm tăng nguy cơ béo phì, một trong những yếu tố tăng nặng bệnh gút.

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

THUỐC CHỮA BỆNH GÚT HIỆU QUẢ NHẤT

Hiện nay, việc chữa trị bệnh gút bằng Tây y đã không loại bỏ triệt để được căn bệnh này và còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ gây nguy hại cho sức khỏe. Bởi vậy, đã có rất nhiều người quan tâm, tìm hiểu về cách thức điều trị bệnh gút theo phương pháp Đông y. Chúng tôi đã có dịp trao đổi với Bác sĩ – Tiến sĩ Mai Quang Ân, nguyên trưởng ban chủ nhiệm dự án nghiên cứu về bệnh xương khớp của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc Dân tộc. Cuộc trao đổi này giúp các bạn nắm rõ được thông tin về bệnh gút và cách điều trị tốt nhất theo phương pháp Đông y.

PV: Thưa bác sĩ,Bệnh Gút là một trong những dạng viêm khớp gây đau đớn nhất. Vậy, xin bác sĩ cho chúng tôi và độc giả biết cụ thể thông tin về bệnh gút?

Ts Mai Quang Ân: Trong Đông y gọi bệnh gút là bệnh Thống phong là một loại bệnh Tý (chỉ trạng thái kinh mạch, xương khớp bị nghẽn tắc, đau nhức, vận động khó khăn). Chứng đau xuất hiện ở khắp các khớp xương, đau ghê gớm như bị hổ cắn, nên còn gọi là chứng Bạch hổ lịch tiết phong (lịch là khắp cả, tiết chỉ khớp xương).

Nếu không chữa trị kịp thời, bệnh tà sẽ thâm nhập vào sâu bên trong, gây tổn thương các tạng phủ, chủ yếu là hai tạng can, thận. Bệnh kéo dài lâu ngày khiến công năng của các tạng phủ suy yếu dần, khí huyết bị ứ trệ hóa thành cục đàm - đọng lại quanh các khớp dưới dạng những khối u. Đông y gọi những khối u đó là thống phong thạch (đá thống phong).

Còn Theo Tây y, Bệnh gút là bệnh do rối loạn chuyển hóa các nhân purin. có đặc điểm chính là tăng axit uric máu. Khi axit uric bị bão hòa ở dịch ngoài tế bào sẽ gây lắng đọng các tinh thể monosodium urat ở các mô. Tùy theo vi tinh thể urat bị tích lũy ở mô nào mà bệnh biểu hiện bởi một hoặc nhiều triệu chứng lâm sàng như viêm khớp cấp hoặc mãn tính, các hạt tôphi ở mô mềm; suy thận và sỏi tiết niệu...

PV: Xin bác sĩ hãy chỉ rõ nguyên nhân gây nên bệnh gút (Thống phong) là gì ạ?

Ts Mai Quang Ân: Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh này là khí huyết suy yếu khiến ngoại tà xâm nhập cơ thể, gây nghẽn tắc kinh lạc. Hậu quả là khí huyết rối loạn, tà độc tích tụ ở các khớp, gây đau nhức, vận động khó khăn. Khí huyết suy yếu, trọc ứ còn gây nên thể huyết ứ đàm trở, thể can thận suy hư.
Từ xưa, các thầy thuốc Đông y đã nhận thấy thống phong có những biểu hiện bệnh lý rất phức tạp, không thể chỉ dùng một phương thuốc cố định mà chữa khỏi. Vì vậy, cần căn cứ vào các chứng trạng cụ thể để phân loại bệnh và sử dụng các phép trị, bài thuốc tương ứng.
PV: Y học cũng như nhiều ngành khoa học khác đang phát triển rất mạnh mẽ, xin bác sĩ cho biết hiện nay các phương pháp chủ yếu được áp dụng phổ biến cho việc điều trị bệnh gút (Thống phong) như thế nào?

Ts Mai Quang Ân: Hiện nay, người bị mắc chứng bệnh gút hay chính là bệnh thống phong thường thấy rất khổ sở vì bị những cơn đau của căn bệnh này “hành hạ”. Điều trị bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả và an toàn cho người bệnh đang là vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học cả đông và tây y rất quan tâm. Thực trạng hiện nay thường áp dụng các phương pháp điều trị như sau:

1. Phương pháp dùng thuốc Tây y giảm đau:
Hiện tại, trên thị trường có bày bán rất nhiều loại thuốc điều trị bệnh ở cả thể cấp hoặc mãn tính, bao gồm colchicin, các thuốc chống viêm không steroid (NSAID), sulfinpyrazon, allopurinol, probebecid, corticotrophin (ACTH) và glucocorticoid… Các thuốc đều có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, thuốc giảm đau là con dao hai lưỡi ngoài giảm đau thì thuốc còn gây nên các tác dụng phụ có ảnh hưởng nguy hiểm đến một số cơ quan khác của cơ thể như: ức chế hệ thần kinh trung ương, viêm dạ dày, tá tràng hoặc xuất huyết tiêu hoá, suy thận, rối loạn chức năng gan, nhức đầu, tiêu chảy hoặc nổi sẩn, mẩn ngứa, sốt, hoại tử biểu bì nhiễm độc, suy tủy, viêm mạch máu… Thông thường thuốc chỉ được dùng cho những cơn đau cấp tính.
2. Dùng thực phẩm chức năng
Nhiều bệnh nhân nhầm tưởng thực phẩm chức năng chính là thuốc để chữa bệnh nên đã sử dụng theo cảm tính, không có sự tư vấn, chỉ định của bác sĩ. Các thực phẩm chức năng như Nongouta, Go Healthy Celery, Antigout, Hoàng Thống Phong, Trà thải độc cơ thể Nature’s Tea, Soy Protein. Các thực phẩm chức năng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị chứ không thể chữa trị dứt điển bệnh gút, khống chế được các cơn đau của bệnh gút cấp tính. 

3. Phương pháp Đông y
Trong Đông y cũng có khá nhiều cách thức điều trị như uống thuốc, châm cứu, xoa bóp bấm huyệt, vận động phục hồi. Sử dụng phương pháp điều trị theo đông y mang lại hiệu quả tốt và lâu dài.

PV: Hiện nay, do điều trị bằng thuốc Tây y thường gặp phải nhiều tác dụng phụ nên người bệnh đang hướng đến điều trị bệnh theo Đông y vì tính an toàn và hiệu quả của nó. Xin Ông cho biết về Bài thuốc đặc trị bệnh Gút của Trung tâm hiện đang được độc giả rất quan tâm.

Ts Mai Quang Ân: Bài thuốc Đông y đặc trị bệnh gút đã được trung tâm nghiên cứu rất nhiều năm và hiện đang được ứng dụng chữa bệnh cho bệnh nhân gút. Đây là bài thuốc có tính hiệu quả rất cao trong điều trị bệnh gút và rất an toàn cho bệnh nhân. Thuốc không gây bất kỳ phản ứng phụ nào, không làm suy giảm chức năng của gan thận như các loại thuốc giảm đau thông thường.
Dieu tri benh gut
Một số thành phần của bài thuốc đông y đặc trị bệnh Gút
Thành phần của bài thuốc bao gồm các dược liệu như đương quy, bạch truật, hoàng cầm, cam thảo, hoàng ma, tỳ giải, tri mẫu, mộc thông, thanh đại, kê huyết đằng, hạnh nhân, tàm sa, liên kiều, xích tiểu đậu, ngân diệp, phòng kỷ, xích thược, thổ phục, uy linh tiên, củ sơn thục, củ khúc khắc, cà gai leo, tần cửu, đỗ trọng, ngưu tất, cây bồ công anh. Tùy thuộc vào biểu hiện bệnh của từng người mà thành phần của các vị thuốc có gia giảm khác nhau.

Công dụng: Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt trừ thấp, thông kinh hoạt lạc nhằm lưu thông khí huyết, giải tỏa các độc tà tích tụ, ứ đọng ở các khớp. Đồng thời, thuốc bổ khí huyết, tuyên thanh, thông lạc, chỉ thống, hóa đàm, bổ ích can thận giúp bệnh nhân xung huyết, hoạt huyết, bình ổn tạng phủ. Trên cơ sở đó, sự hoạt động của các cơ quan còn sản sinh ra hoạt chất bôi trơn các khớp xương, giúp cơ thể vận động thoải mái, dễ dàng, lợi gân cốt, phòng và điều trị hiệu quả bệnh gút cấp và mãn tính.

Hay nói cách khác theo ngôn ngữ y học hiện đại thì bài thuốc có tác dụng điều trị các chứng viêm khớp, thấp khớp, sưng đau, nhức mỏi khớp do gút gây nên. Thuốc điều hòa chuyển hóa nhân purin, giải phóng axit uric trong máu, kháng viêm, giảm đau, trừ thấp nhiệt.

PV: Điều đặc biệt mà bác sĩ thấy ưu điểm vượt trội của bài thuốc này là gì ạ?

TS: Mai Quang Ân: Ưu điểm vượt trội mà bài thuốc này mang lại là:
-  Điều trị hiệu quả bệnh gout, tác dụng lâu dài, phòng ngừa tái phát
- Thuốc không gây ra tác dụng phụ.
- Bổ gan, thận, hỗ trợ tăng cường chức năng thải độc của gan, thận. Theo đông y, đây là 2 cơ quan chính đảm bảo chức năng của hệ xương khớp. Bài thuốc đông y có tác dụng làm cường gan, thận nên hỗ trợ rất nhiều trong điều trị bệnh lý về xương khớp.
- Thuốc được bào chế dưới dạng cao viên, chỉ cần hòa vào nước nóng uống, tiện sử dụng, không mất thời gian sắc thuốc. Toàn bộ tinh chất của các dược liệu quý đã được cô đặc lại trong từng viên thuốc.

PV: Trong điều kiện hiện nay, việc lựa chọn phương pháp điều trị bằng Đông y với bài thuốc đặc trị bệnh Gút có thể sẽ là một hướng đi đúng đắn đối với bệnh nhân điều trị bệnh gút. Vậy ông có lời khuyên nào đối với các bệnh nhân gút?
Ts Mai Quang Ân: Việc điều trị bệnh gút, bất kể sử dụng Tây y hay Đông y hoặc sử dụng thực phẩm chức năng điều trị gút đều phải có sự thăm khám, tư vấn, chỉ định của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không được sử dụng thuốc tùy tiện theo cảm tính.
Ngoài ra, bệnh nhân cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh gút như: Hạn chế ăn thực phẩm giàu đạm như : Thủy hải sản; các loại thịt có màu đỏ như: Thịt trâu, bò, ngựa, thịt dê…; Phủ tạng động vật như : Lưỡi, lòng, tim, gan, thận, óc; trứng vịt lộn; măng tre, măng trúc, măng tây, nấm, giá; Các thực phẩm giàu chất béo no như đồ chiên, quay …     
 

Bệnh nhân cần tăng cường ăn các loại rau xanh, hoa quả tươi, để bổ sung dưỡng chất bão hòa cho các khớp; luyện tập vận động thường xuyên để các khớp vận động nhịp nhàng.

Vâng, xin cảm ơn ông và chúc Trung tâm sẽ đạt được nhiều thành công trong hoạt động nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc Đông y trong công tác chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân.

Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Táo bón có triệu chứng như thế nào

Táo bón là hiện tượng thường gặp ở nhiều người. Nguyên nhân táo bón có thể do chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt chưa hợp lý. Các bác sỹ phòng khám đa khoa Khương Trung cho biết: Táo bón là hiện tượng ruột co bóp kém hoặc không đủ mạnh để bài tiết phân ra ngoài. Khi bị táo bón, phân thường cứng và khô. Ngoài ra, còn những triệu chứng táo bón như sau.

 Táo bón là trạng thái đi tiêu phân khô cứng, buồn đi mà không đi được, phải rặn mạnh, thời gian đi tiêu lâu hoặc nhiều ngày mới đi tiêu, trong điều kiện ăn uống bình thường, người bệnh có thể dễ dàng nhận ra táo bón qua các biểu hiện như ít đi cầu, đau bụng, đau đầu và đặc biệt là khó nhọc khi đi tiêu. Bệnh táo bón trên lâm sàng thấy rất nhiều, nhất là ở người già và người béo. Táo bón lâu ngày là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bệnh trĩ.

Triệu chứng chung của táo bón là khi quá 3 ngày chưa đại tiện hoặc đại tiện dưới 3 lần trong một tuần và có thể có từng cơn đau quặn bụng, phân rắn màu đen và hay vón cục, muốn đại tiện được thì phải rặn mạnh đến nỗi có lúc bật cả máu tươi, ở một số người có biểu hiện là khi đại tiện rồi mà vẫn cứ cảm giác vẫn còn phân trong ruột. Tuy chỉ là triệu chứng nhỏ không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống nhưng táo bón gây nhiều phiền toái cho bệnh nhân.

tao bon
Triệu chứng của táo bón là 3 ngày chưa đi đại tiện, phân rắn màu đen và vón cục

Táo bón có nhiều nguyên nhân như: chế độ dinh dưỡng không hợp lý, ít chất xơ, uống ít nước, do tâm lý, thói quen nhịn đi cầu hoặc do bệnh lý ở đại tràng, các bệnh nội tiết như suy giáp trạng, cường giáp trạng… Sử dụng thuốc làm giảm chức năng vận chuyển đại tràng như: Thuốc giảm đau, thuốc điều trị tăng huyết áp. Nghề nghiệp phải ngồi lâu, ít vận động cũng là một nguyên nhân của táo bón.

Các bác sỹ cho biết, táo bón không nguy hiểm nhưng để lâu ngày có thể dẫn đến nhức đầu, mất ngủ, ăn không ngon, đầy bụng, trướng hơi. Biến chứng nguy hiểm hơn là nó có thể gây bệnh trĩ hoặc sa hậu môn…

Phòng khám đa khoa Khương Trung là cơ sở y tế uy tín, hiện đại và chuyên nghiệp. Với đội ngũ y, bác sỹ giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp và cơ sở thiết bị hiện đại, chúng tôi luôn tận hết sức mình để mang lại sức khỏe cho bệnh nhân. Nếu có các thắc mắc về táo bón và các vấn đề hậu môn trực tràng khác…hãy liên hệ tới phòng khám đa khoa Khương Trung, 59 Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội. ĐT: 0438 288 288.

Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

5 điều chị em cần biết về vô sinh nữ

Có những trường hợp, nguyên nhân vô sinh rất dễ nhận thấy nhưng cũng có không ít trường hợp bác sĩ không thể phát hiện ra nguyên nhân.

Tại Hoa Kỳ, tỉ lệ vô sinh đang ở mức báo động, nó chiếm tới 10% số cặp vợ chồng đi khám về các vấn đề vô sinh. Cả nam giới và phụ nữ đều có thể phải chịu ảnh hưởng của vấn đề vô sinh. Có những trường hợp, nguyên nhân vô sinh rất dễ nhận thấy nhưng cũng có không ít trường hợp bác sĩ không thể phát hiện ra nguyên nhân.

Đối với nam giới, số lượng và chất lượng tinh trùng quyết định tỉ lệ thụ thai thành công thì với phụ nữ, tuổi tác, chất lượng trứng là những yếu tố có tác động lớn đến khả năng sinh sản của chị em. Đặc biệt, khi chị em ngoài 40 tuổi thì khả năng thụ thai càng giảm. Ngoài ra còn có rất nhiều lý do khác gây ra vô sinh ở phụ nữ. Dưới đây là một số điều về vô sinh nữ mà chị em cần biết.

1. Tổn thương ống dẫn trứng có thể gây vô sinh nữ

Ống dẫn trứng là "con đường" đưa trứng từ buồng trứng đến tử cung. Khi ống dẫn trứng bị tổn thương, nó sẽ khiến trứng khó di chuyển tới tử cung để thụ tinh. Một người phụ nữ cũng có thể rất khó thụ thai khi ống dẫn trứng của mình đang bị viêm nhiễm hoặc có vết sẹo. Nhiễm trùng, viêm màng dạ con và phẫu thuật có thể gây ra sẹo ở ống dẫn trứng.

Tổn thương ở ống dẫn trứng có thể gây tắc. Một khi ống dẫn trứng bị tắc sẽ dẫn đến vô sinh nữ. Ống dẫn trứng bị tắc nghẽn cũng có thể khiến trứng được thụ tinh không thể đi vào buồng tử cung, không nằm ở trong ống dẫn trứng gây ra mang thai ngoài tử cung ảnh hưởng đến sức khỏe của nữ giới

2. Rối loạn hormone trong cơ thể của một người phụ nữ cũng có thể gây vô sinh nữ

Rối loạn nội tiết là tình trạng hoạt động không điều hòa của cả hệ trục vùng dưới đồi - tuyến yên - buồng trứng hoặc do tuyến giáp, tuyến cận giáp gây nên. Nếu bị rối loạn nội tiết, người phụ nữ có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh...

Rối loạn nội tiết khiến cho hoạt động điều tiết nội tiết của vỏ não không linh hoạt hoặc phản ứng của cơ thể đối với các kích thích tố không còn nhạy cảm, giảm cơ hội thụ thai thành công.

vo sinh nu
Có những trường hợp, nguyên nhân vô sinh rất dễ nhận thấy nhưng cũng có không ít trường hợp bác sĩ không thể phát hiện ra nguyên nhân. Ảnh minh họa

3. Vấn đề ở cổ tử cung góp phần gây vô sinh nữ

Tử cung là một phần bên trong cơ quan sinh sản của người phụ nữ và cũng là một trong những cơ quan quan trọng nhất của cơ thể. Tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người phụ nữ và thai nhi. Nếu trước đó, người phụ nữ đã từng làm phẫu thuật ở cổ tử cung hoặc ở cổ tử cung có nhiều chất nhầy... thì sẽ gây khó khăn cho tinh trùng trong việc đi qua để thụ tinh với trứng, khiến người phụ nữ khó có thai.

Điều này có thể được khắc phục bằng cách tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm và bơm vào trong tử cung. 

4. Khối u và u xơ tử cung trong tử cung có thể gây vô sinh nữ

Sự hiện diện của khối u và u xơ tử cung trong tử cung cũng là một nguyên nhân chính gây vô sinh ở phụ nữ. U xơ cổ tử cung có thể làm thay đổi hình dạng của cổ tử cung và đẩy tử cung lên. Trong một số trường hợp, khối u xơ cổ tử cung có thể lớn nhanh và gây cản trở cho cổ tử cung. Điều này làm cho chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ không đều.

Đôi khi u xơ tử cung cũng có thể gây một số biến chứng nguy hiểm như xoắn, đặc biệt ở những khối u xơ có cuống dài. Tại khối u bị xoắn này, máu sẽ nhanh chóng bị ngừng cung cấp, khối u sẽ chết dần. Các sản phẩm phụ khi khối u xơ chết thoát ra có thể thấm vào các mô xung quanh gây đau và sốt và các biến chứng nguy hiểm khác và khiến người phụ nữ khó thụ thai thành công.

5. Bạn cần đi khám bác sĩ sau một thời gian cố gắng thụ thai mà không thành công

Nếu bạn chưa đến 35 tuổi thì sau 1 năm có quan hệ tình dục đều đặn, không dùng biện pháp tránh thai nào mà chưa thụ thai thì cần đi khám sức khỏe tổng thể, bao gồm cả sức khỏe sinh sản.

Trong trường hợp bạn trên 35 tuổi, "thời gian chờ dợi" giảm và nếu bạn đang cố gắng để có một em bé sau 6 tháng mà không thành công thì bạn nên gặp bác sĩ sớm. Trong một vài trường hợp, chỉ cần một vài thay đổi nhỏ trong lối sống và thói quen sinh hoạt của bạn là đã có thể giải quyết vấn đề. Nếu nguyên nhân vô sinh xuất phát từ bệnh trong cơ thể bạn thì bạn cần được chữa trị sớm.

Tất cả những điều bạn cần biết về bệnh sỏi thận

Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận, chạy thận gây tổn hại lớn về sức khỏe và kinh tế cho người bệnh.

Do đó, phát hiện sớm và điều trị khỏi hoàn toàn sỏi thận là điều đáng được quan tâm.

1. Sỏi thận là gì?

Sỏi thận là hiện tượng các chất khoáng trong nước tiểu lắng đọng lại ở thận, lâu ngày kết lại tạo thành sỏi. Những viên sỏi nhỏ có thể theo nước tiểu ra ngoài, còn những viên sỏi lớn sẽ tích tụ lại trong thận, ngày càng lớn hơn và gây tắc nghẽn đường tiết niệu, làm cho chức năng thận suy giảm, nhất là khi có sự kết hợp của viêm nhiễm sẽ dễ gây ra suy thận.
Sỏi thận là bệnh thường gặp ở nam giới nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp là 30 – 50 tuổi, ít gặp ở trẻ em. 
benh soi than
Sỏi thận là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy thận. Ảnh minh họa 

2. Triệu chứng nghi ngờ bị sỏi thận

Sỏi thận có thể có hoặc không thể gây ra các dấu hiệu và triệu chứng cho đến khi nó di chuyển vào niệu quản - ống nối liền thận và bàng quang. Vào thời điểm đó, những dấu hiệu và triệu chứng có thể xảy ra:
- Đau dữ dội ở một bên và lưng, dưới các xương sườn. Cơn đau có thể lan đến vùng bụng dưới và háng, cơn đau kéo dài hàng giờ, thường xuất hiện sau khi vận động mạnh.
- Đau khi tiểu tiện, nước tiểu đục, có màu hồng, màu đỏ hoặc nâu.
- Một số triệu chứng khác: buồn nôn và nôn, tăng số lần đi tiểu, sốt và ớn lạnh nếu nhiễm trùng hiện tại. 

3. Nguyên nhân gây sỏi thận

Sỏi được hình thành trong thận có thể do nhiều nguyên nhân, nhưng có thể do một số nguyên nhân chính sau:
- Sỏi thận do lắng đọng các chất khoáng: do bạn uống không đủ nước (đặc biệt là đối với những người lao động nặng), hay nhịn tiểu; do dị dạng đường niệu hoặc do các bệnh lí làm tắc đường dẫn niệu lâu ngày dẫn đến hình thành sỏi. Những bệnh nhân bị u xơ tiền liệt tuyến, u xơ đội lên trong lòng bàng quang khiến nước tiểu đọng lại ở khe kẽ. 
- Chế độ ăn uống không hợp lý (chỉ ăn thiên lệch một loại thực phẩm, ăn quá nhiều thịt hoặc rau, ăn mặn, chế độ ăn quá giàu canxi…) hoặc những bệnh nhân bị chấn thương nặng, phải nằm một chỗ, uống nhiều sữa, ít nước. 
-  Nhiễm trùng đường sinh dục: Nguyên nhân này thường gặp nhiều ở nữ giới, do đường tiết niệu ngắn hơn nam giới và khi cơ quan sinh dục không được vệ sinh sạch sẽ, nên vi trùng dễ có cơ hội xâm nhập gây viêm đường tiết niệu, tạo mủ và lắng đọng các chất bài tiết của cơ thể, gây nên sỏi. 
- Có dị vật trong bàng quang (hiếm gặp): Những dị vật (lá cây, cỏ, rơm, hoặc do thông tiểu bị tụt ống thông vào trong bàng quang) vì những lí do khác nhau mà tồn tại ở bang quang, làm lắng đọng các chất khoáng tạo thành sỏi. 
4. Phòng bệnh sỏi thận 
- Uống nhiều nước: Đây là lời khuyên đầu tiên các bác sĩ dành cho bạn. Uống đủ nước sẽ không chỉ làm máu lưu thông tốt hơn, hòa tan các chất mà còn làm nhiệt độ cơ thể được điều hòa tốt, giúp thải trừ các chất cặn bã để ngăn ngừa bệnh tật. 
- Hạn chế ăn mặn và giảm lượng canxi: đây là hai yếu tố cần hạn chế trong thực đơn của bạn vì chúng liên quan chặt chẽ đến hình thành sỏi thận.
- Chế độ dinh dưỡng khoa học: giúp cung cấp các yếu tố dinh dưỡng hài hòa, không thiên lệch về bất cứ yếu tố nào.
- Tăng cường uống nước chanh: axit citric có trong quả chanh giúp ngăn chặn các khoáng chất và những thành tố khác của nước tiểu dính vào nhau và hình thành sỏi thận.

Thứ Ba, 6 tháng 5, 2014

Làm gì khi trẻ bị táo bón

bé nhà tôi được 23 thạng Chau bi táo bón tam 10 tháng nạy Tôi đã đưa cháu di khám nhiều lần nhưng chữa không khọi Bac sĩ cho uống Duphalac có hiệu quả nhưng khi ngừng uống thi chau lại bị táo bón tro lại Khẩu phần ăn của cháu hang ngay la 1 lạng thit cho vao 4 bát chạo Mỗi bũa tôi đều cho rau vào cháo cho chạu Vậy hỏi bác sĩ làm thế nao để chao co thể đi ngoài được binh thượng Tôi xin chân thành cảm ợn
(Nguyen quynh huong) 
 
Trả lời:
Táo bón là khi trẻ đi ngoài phân rắn và khô hoặc khoảng cách 2 lần đại tiện quá xa nhau, thường là trên 3 ngày.

Trẻ sơ sinh bị táo bón thường có các biểu hiện sau:

- Sờ nắn bụng thấy những cục phân rắn.

- Trẻ biếng ăn, ăn không tiêu.

- Bụng chướng, đầy hơi, đau bụng.

Lý do trẻ bị táo bón

- Táo bón do nguyên nhân ăn uống: Ăn chưa đủ số lượng, pha sữa không đúng tỷ lệ cho trẻ ăn, mẹ bị táo bón cho con bú, bé ăn ít chất xơ, không chịu ăn rau quả, chỉ ăn nước không ăn cái rau, quả, uống ít nước.

- Táo bón do yếu tố tâm lý: Thường hay gặp ở trẻ mẫu giáo. Do bé ngại xin phép cô giáo hoặc sợ bẩn không muốn đi đại tiện, sau vài lần làm cho đại tràng dãn to vì vậy phân phải tích nhiều ngày mới đủ kích thích đại tràng gây phản xạ đi ngoài. Trẻ thường đi ngoài phân khuôn to như người lớn, phân cứng và khô.

- Táo bón do dùng thuốc: Hay gặp khi trẻ bị ốm phải dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc ho có codein, viên sắt...

- Bệnh toàn thân: Trẻ còi xương (do trương lực cơ giảm làm cho nhu động ruột kém, phân phải lưu chuyển lâu trong lòng ruột), trẻ suy dinh dưỡng do biếng ăn nên thường ăn ít dẫn đến tình trạng "đói" phân, mấy ngày trẻ mới đi ngoài một lần. Các bé bị thiếu máu thường phải uống vi sắt cũng là nguyên nhân gây táo bón.
tre bi tao bon
trẻ bị táo bón
- Bệnh ngoại khoa, tiêu hóa: Dị tật bẩm sinh như phình to đại tràng, hẹp ruột, hẹp hậu môn, nứt kẽ hậu môn.

Cách giúp trẻ khỏi táo bón

Tùy theo từng nguyên nhân mà bạn tìm cách điều trị nhưng điều chỉnh lại chế độ ăn vẫn là quan trọng nhất:

- Uống nhiều nước: trẻ dưới 6 tháng bú mẹ hoàn toàn không cần uống nước nhưng nếu bé bị táo bón thì vẫn cho uống 100 - 200 ml nước/ngày. Trẻ bắt đầu ăn dặm từ 6 - 12 tháng uống 200 - 300 ml nước/ngày. Trẻ 1 - 3 tuổi uống 500 - 600 ml nước/ngày. Trẻ 3 - 5 tuổi uống 1000 ml nước/ngày. Trẻ lớn hơn 10 tuổi uống bằng người lớn: 1500 - 2000 ml nước/ngày.

- Ăn nhiều rau xanh và quả chín: Chọn các loại rau quả có tính chất nhận tràng: rau khoai lang, mồng tơi, củ khoai lang, đu đủ, chuối tiêu, cam, bưởi. Nên tập cho trẻ thói quen ăn nhiều rau, quả chín từ nhỏ.

- Chọn loại sữa không gây táo bón: Có bổ sung thêm chất xơ, pha sữa với nước cháo loãng hoặc nước bột khoai lang nghiền (đối với trẻ nuôi sữa ngoài).

- Trẻ lớn: Không nên ăn các loại hoa quả có vị chát: Ổi, hồng xiêm, bánh kẹo, nước uống có gas, cà phê...

- Điều trị táo bón cho mẹ: nếu mẹ bị táo bón khi nuôi con bú phải điều trị kịp thời, cách tốt nhất là điều chỉnh chế độ ăn uống của mẹ.

Luyện tập:

- Tăng cường vận động cơ thành bụng và cơ tròn hậu môn: Chạy nhảy nô đùa, tập thể dục, thể thao (trẻ lớn).

- Xoa bụng cho trẻ: Theo khung đại tràng từ phải qua trái ngày 3 - 4 lần vào khoảng cách giữa 2 bữa ăn (trẻ dưới 1 tuổi).

- Vệ sinh đại tiện: Tập cho trẻ đại tiện đúng giờ quy định, trẻ nhỏ thì xi ị hoặc cho trẻ ngồi bô vào một giờ nhất định trong ngày.

- Điều trị các bệnh: Còi xương, suy dinh dưỡng, thiếu máu nếu có.

- Dùng thuốc: Thuốc nhuận tràng, men tiêu hóa vi sinh, vitamin C theo đơn của thầy thuốc.

Những trường hợp táo bón cần phải cho trẻ đi khám tại bệnh viện

- Táo bón kéo dài trên 1 tuần, thay đổi chế độ ăn không có tác dụng

- Táo bón sau khi trẻ mới sinh, chướng bụng

- Táo bón ảnh hưởng đến tiêu hóa: Kém ăn, gầy sút, suy dinh dưỡng, kèm theo nôn

Trường hợp bé bị táo bón kéo dài, nên cho bé đi khám. Nếu đúng là nguyên nhân táo bón do dinh dưỡng thì bạn chỉ cần thay đổi chế độ ăn, nếu trẻ đi ngoài quá khó bạn có thể đôi khi phải thụt tháo, nhưng không nên thụt tháo luôn. Thụt tháo: Là biện pháp cuối cùng nếu trên 3 ngày sau khi đã dùng mọi cách trên mà bé vẫn không đi ngoài được. Hãy dùng nước ấm hoặc dung dịch muối 9%0 (dung dịch muối đẳng trương) bơm vào hậu môn 100 – 150ml.

Chúc bạn và gia đình sức khỏe!
Bs.Thuocbietduoc
(Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ)

Chủ Nhật, 4 tháng 5, 2014

6 cách kết hợp thực phẩm tăng khả năng chống ung thư

Sự kết hợp thực phẩm tạo ra sức mạnh tổng hợp, nhờ đó, khả năng chống ung thư cũng được tối ưu hơn.
Hàng ngàn nghiên cứu khoa học trong vài thập kỷ qua cho thấy một số loại trái cây, rau củ và các loại thực phẩm lành mạnh khác có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại bệnh ung thư. Nhưng bạn có biết rằng công dụng này của các loại thực phẩm sẽ được tăng lên nhiều lần nếu có sự kết hợp đúng cách giữa chúng với nhau.

"Sự kết hợp thực phẩm tạo ra sức mạnh tổng hợp, trong đó các chất dinh dưỡng trong thực phẩm, chẳng hạn như vitamin, khoáng chất và chất phytochemical kết hợp làm việc với nhau tốt hơn so với khi chúng hoạt động riêng biệt. Nhờ đó, khả năng ngăn ngừa ung thư cũng được tối ưu hơn", Tiến sĩ David Brownstein, thành viên Hội đồng trung tâm Y tế Newsmax cho biết.
Dưới đây là những cách kết hợp thực phẩm tăng khả năng chống ung thư của thực phẩm.
1. Cà chua và bông cải xanh

Cà chua chứa nhiều lycopene, vitamin C, vitamin A, còn bông cải xanh chứa các chất phytochemical beta-carotene, isothiocyanates và indoles. Kết hợp 2 loại thực phẩm này sẽ có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt. Đây là kết luận được rút ra từ một nghiên cứu tại Đại học Illinois.

6 cách kết hợp thực phẩm tăng khả năng chống ung thư 1
thực phẩm tăng khả năng chống ung thư

"Khi cà chua và bông cải xanh được ăn cùng nhau, chúng ta thấy một hiệu ứng phụ" Giáo sư John Erdman, chuyên gia về khoa học thực phẩm cho biết. "Chúng tôi nghĩ rằng đó là bởi vì các hợp chất hoạt tính sinh học khác nhau trong từng loại thực phẩm có tác dụng chống ung thư khác nhau. Sẽ tốt hơn nếu ăn ăn cà chua nhiều hơn để có thể bổ sung lycopene, và cà chua nấu chín có thể tốt hơn so với cà chua sống. Khi được chế biến, các thành phần chống ung thư của cà chua và bông cải xanh sẽ có tác dụng tốt hơn", ông nói thêm.
2. Trà và chanh

Trà là thức uống có hàm lượng chất chống oxy hóa polyphenol cao, bao gồm catechin và flavonoids. Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, một ly trà xanh có chứa lượng flavonoid như gần bằng 5 ly rượu vang đỏ hoặc 9 quả táo. Catechin là một chất chống ung thư đặc biệt mạnh. Tuy nhiên, nó thường chỉ được hấp thụ khoảng 20% sau khi tiêu hóa. 
thực phẩm tăng khả năng chống ung thư
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, các nhà khoa học tại Đại học Purdue cho thấy thêm chanh để trà xanh cho phép khả năng hấp thụ catechin sau khi tiêu hóa lên tới 80%. Nhờ đó, hiệu quả chống ung thư cũng tăng lên.

3. Rau cải xoăn và chanh

Chanh là loại thực phẩm cung cấp một lượng lớn vitamin C và cải xoăn là loại rau lá xanh rất giàu chất sắt. Trong khi cơ thể hấp thụ được 22% chất sắt từ thức ăn động vật thì lượng sắt hấp thụ từ thực vật chỉ được 1-8%. Tuy nhiên, khi thêm vitamin C vào thực phẩm, lượng sắt được hấp thụ sẽ tăng lên. 

6 cách kết hợp thực phẩm tăng khả năng chống ung thư 3
Ảnh minh họa

Do đó, "khi tiêu thụ cải xoăn, hãy thêm chanh vào để tăng lượng sắt được hấp thụ, góp phần tăng khả năng phòng chống ung thư", Tiến sĩ Brownstein cho biết.

4. Thịt bò và hương thảo

Thực phẩm giàu protein như thịt đỏ sau khi chế biến thường sản xuất amin dị vòng (HCAs) và polycyclic aromatic hydrocarbons (PAHs) - các chất gây ung thư gây ra những thay đổi trong DNA liên quan đến ung thư. Một nghiên cứu tại Đại học Minnesota phát hiện ra rằng các loại thịt khác cũng vậy, cho dù chế biến theo hình thức nào thì cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy đến 60% và các nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, vú, gan, phổi...

6 cách kết hợp thực phẩm tăng khả năng chống ung thư 4
Ảnh minh họa 

Hương thảo chứa các chất chống oxy hóa axit rosmarinic, carnosol và acid carnosic. Khi ướp thực phẩm nướng với hương thảo sẽ giảm lượng hóa chất gây ung thư khi nướng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Thực phẩm Mỹ phát hiện ra rằng nồng độ cao của hương thảo sẽ làm giảm hóa chất gây ung thư hơn 90%.
5. Nghệ và hạt tiêu đen

Nhiều nghiên cứu cho thấy nghệ có chứa chất chống ung thư và chống viêm do thành phần curcumin trong nó. Curcumin đã được chứng minh để ngăn chặn ung thư dạ dày, gan, phổi và ung thư vú. Peperine, thành phần trong gia vị hạt tiêu đen cũng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn ung thư. 

6 cách kết hợp thực phẩm tăng khả năng chống ung thư 5

Ảnh minh họa

Một nghiên cứu tại Trung tâm Ung thư Đại học Michigan phát hiện ra rằng hạt tiêu đen ngăn chặn các khối u ung thư vú. "Thêm hạt tiêu đen với bất kỳ thực phẩm có chứa bột nghệ sẽ càng làm tăng tác dụng của curcumin", Tiến sĩ Brownstein cho biết. 

6. Cà chua và bơ

Cà chua chứa nhiều lycopene - một chất chống oxy hóa là một loại carotenoido. Một nghiên cứu cho thấy ăn nhiều hơn 10 khẩu phần lycopene một tuần sẽ giảm tổng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tới 35% và giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt tới 53%. 

6 cách kết hợp thực phẩm tăng khả năng chống ung thư 6
Ảnh minh họa

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho thấy phụ nữ bổ sung lycopene có 22 phần trăm giảm nguy cơ ung thư vú. "Các chất béo từ bơ làm tăng tác dụng của các carotenoid trong cà chua", Tiến sĩ Brownstein cho biết