Tính đến ngày 21-4, đã có 125 ca tử vong liên quan đến sởi tại Việt Nam. Tình hình này, theo GS, được đánh giá thế nào?
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Tôi nghĩ phải nói là “rất nghiêm trọng”. Đã có 125 ca tử vong và theo tôi biết phần lớn là trẻ em thì vấn đề đang ở mức báo động. Trong vòng 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ sởi gây nhiều tử vong như năm nay. Trước đây, dịch SARS và H1N1 cũng đâu có nhiều người tử vong như vậy mà các giới chức y tế đã đánh giá đó là nghiêm trọng. Thành ra, phải xem dịch sởi năm nay là rất nghiêm trọng.
Có đến hàng trăm ca tử vong thì việc công bố hay không công bố dịch không còn quan trọng nữa. Vấn đề quan trọng là ứng phó để giảm tử vong và sự lây lan của dịch.
Trị sởi không khó mà sao trẻ vẫn chết nhiều vì sởi? Có ý kiến cho rằng do chương trìnhTiêm chủng mở rộng quốc gia không thực sự hiệu quả?
- Đó cũng là câu mà nhiều người đang hỏi nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Một số chuyên gia trong nước cho biết số ca tử vong tăng cao là do biến chứng (như viêm phổi) liên quan đến sởi. Cũng có thể khi vào bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng và môi trường cũng như nguy cơ nhiễm trùng trong bệnh viện quá cao nên bệnh trạng càng nặng hơn và dẫn đến tử vong. Dĩ nhiên, đó chỉ là suy luận chứ chúng ta cần dữ liệu khoa học để biết rõ nguyên nhân tử vong.
Theo các quan chức y tế Việt Nam thì chất lượng vắc-xin do Việt Nam sản xuất rất tốt. Việt Nam đã triển khai chương trình chích ngừa sởi từ năm 1982-1983 và đến nay, mức độ bao phủ đã đạt tỉ lệ 93%-97%. Chưa rõ tỉ lệ bao phủ ở vùng sâu, vùng xa là bao nhiêu nhưng số liệu năm nay cho thấy 88% trẻ em tử vong do sởi chưa từng được chích ngừa. Do đó, vấn đề đặt ra là mức độ bao phủ có cao như báo cáo hay là có khuất tất trong báo cáo.
Tuy nhiên, với hơn 17 triệu trẻ em dưới 9 tuổi trên cả nước thì có khoảng 1 triệu em chưa được chích ngừa và số trẻ này có nguy cơ cao mắc bệnh sởi.
GS đánh giá thế nào về phản ứng của ngành y tế Việt Nam trong vụ sởi? Và việc phải làm ngay lúc này là gì?
- Tôi nghĩ thông tin là “vũ khí” quan trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, tôi cảm thấy thông tin từ Bộ Y tế về phòng ngừa bệnh có phần quá ít. Vào website của bộ chỉ thấy những con số thống kê, công văn, chỉ thị... chứ không có thông tin phòng ngừa dịch sởi. Nếu tôi là người dân, tôi đâu có quan tâm đến mấy con số thống kê, chỉ thị… mà muốn biết phải làm gì để phòng ngừa bệnh.
Do đó, phải cung cấp thông tin cho bệnh nhân và cộng đồng. Ngoài ra, mỗi địa phương nên có một “đội đặc nhiệm” trực tiếp đến những vùng miền có dịch để chích ngừa cho dân và hướng dẫn họ cách phòng ngừa. Nên nhớ rằng mục tiêu của việc ứng phó với dịch là giảm tử vong và khống chế sự lây lan; còn ra chỉ thị, thông cáo, thông báo không thể nào đạt mục tiêu đó.
- GS Nguyễn Văn Tuấn: Tôi nghĩ phải nói là “rất nghiêm trọng”. Đã có 125 ca tử vong và theo tôi biết phần lớn là trẻ em thì vấn đề đang ở mức báo động. Trong vòng 20 năm trở lại đây, chưa bao giờ sởi gây nhiều tử vong như năm nay. Trước đây, dịch SARS và H1N1 cũng đâu có nhiều người tử vong như vậy mà các giới chức y tế đã đánh giá đó là nghiêm trọng. Thành ra, phải xem dịch sởi năm nay là rất nghiêm trọng.
GS Nguyễn Văn Tuấn |
Trị sởi không khó mà sao trẻ vẫn chết nhiều vì sởi? Có ý kiến cho rằng do chương trìnhTiêm chủng mở rộng quốc gia không thực sự hiệu quả?
- Đó cũng là câu mà nhiều người đang hỏi nhưng cho đến nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Một số chuyên gia trong nước cho biết số ca tử vong tăng cao là do biến chứng (như viêm phổi) liên quan đến sởi. Cũng có thể khi vào bệnh viện trong tình trạng nghiêm trọng và môi trường cũng như nguy cơ nhiễm trùng trong bệnh viện quá cao nên bệnh trạng càng nặng hơn và dẫn đến tử vong. Dĩ nhiên, đó chỉ là suy luận chứ chúng ta cần dữ liệu khoa học để biết rõ nguyên nhân tử vong.
Theo các quan chức y tế Việt Nam thì chất lượng vắc-xin do Việt Nam sản xuất rất tốt. Việt Nam đã triển khai chương trình chích ngừa sởi từ năm 1982-1983 và đến nay, mức độ bao phủ đã đạt tỉ lệ 93%-97%. Chưa rõ tỉ lệ bao phủ ở vùng sâu, vùng xa là bao nhiêu nhưng số liệu năm nay cho thấy 88% trẻ em tử vong do sởi chưa từng được chích ngừa. Do đó, vấn đề đặt ra là mức độ bao phủ có cao như báo cáo hay là có khuất tất trong báo cáo.
Tuy nhiên, với hơn 17 triệu trẻ em dưới 9 tuổi trên cả nước thì có khoảng 1 triệu em chưa được chích ngừa và số trẻ này có nguy cơ cao mắc bệnh sởi.
GS đánh giá thế nào về phản ứng của ngành y tế Việt Nam trong vụ sởi? Và việc phải làm ngay lúc này là gì?
- Tôi nghĩ thông tin là “vũ khí” quan trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, tôi cảm thấy thông tin từ Bộ Y tế về phòng ngừa bệnh có phần quá ít. Vào website của bộ chỉ thấy những con số thống kê, công văn, chỉ thị... chứ không có thông tin phòng ngừa dịch sởi. Nếu tôi là người dân, tôi đâu có quan tâm đến mấy con số thống kê, chỉ thị… mà muốn biết phải làm gì để phòng ngừa bệnh.
Do đó, phải cung cấp thông tin cho bệnh nhân và cộng đồng. Ngoài ra, mỗi địa phương nên có một “đội đặc nhiệm” trực tiếp đến những vùng miền có dịch để chích ngừa cho dân và hướng dẫn họ cách phòng ngừa. Nên nhớ rằng mục tiêu của việc ứng phó với dịch là giảm tử vong và khống chế sự lây lan; còn ra chỉ thị, thông cáo, thông báo không thể nào đạt mục tiêu đó.
Cần mở rộng chích ngừa Dịch sởi xảy ra khá thường xuyên, nên làm gì để phòng ngừa trong tương lai? - Việt Nam đặt mục tiêu xóa bệnh sởi vào năm 2010 nhưng rõ ràng mục tiêu này chưa đạt được. Thật ra, dịch sởi bộc phát vào năm 2009-2010 cũng có cùng quy mô với năm nay (tức khoảng 8.000 bệnh nhân) nhưng không có quá nhiều tử vong như năm nay. Làm gì để giảm nguy cơ dịch bộc phát trong tương lai? Nhiều đặc điểm dịch sởi cho chúng ta vài bài học. Chẳng hạn như bệnh nhân sởi càng ngày càng cao tuổi hơn (khoảng 60% bệnh nhân tuổi 14 trở lên) và dịch thường xuất phát từ các tỉnh phía Bắc vùng biên giới. Qua đó cho thấy cần phải tập trung vào các “ổ dịch” và mở rộng chương trình chích ngừa cho các trẻ đến 14 tuổi (chứ không phải từ 9 tháng đến 9 tuổi như hiện nay). Ở Úc, tất cả trẻ em đều được chích ngừa bệnh sởi 2 lần: Lúc 12 tháng tuổi, chích ngừa bệnh sởi và quai bị; lúc 18 tháng tiêm thêm một mũi phòng ngừa bệnh sởi, quai bị, và thủy đậu. Ở Úc, bệnh sởi gần như được khống chế. Có thể học kinh nghiệm này từ Úc. Hiệu quả chích ngừa cũng giới hạn trong tỉ lệ 90%-95% nên phải tăng số lần chích ngừa lên 2, thậm chí 3 lần, đặc biệt là trước khi vào tiểu học. |
Theo An Quý (Người lao động)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét